Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rách sụn chêm đầu gối

Ngày đăng 09/06/2023 14:29

Sụn chêm là bộ phận nằm ở trong khớp gối, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và tham gia vào các chuyển động. Tuy nhiên, do là một trong những khớp lớn nhất cơ thể, thường xuyên chuyển động và chịu lực nên đầu gối rất dễ bị tổn thương, trong đó rách sụn chêm rất thường gặp. Nó gây trở ngại lớn đến khả năng vận động của người bệnh.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rách sụn chêm đầu gối nhé.

Rách sụn chêm khớp gối là gì ?

rach-sun-chem-khop-goi

Sụn chêm có đặc tính dai, khả năng đàn hồi tốt, giúp cho đầu gối vững chắc hơn, giảm xóc khi di chuyển, phân phối đều lực ở đầu gối. Nó cũng cung cấp hoạt dịch bôi trơn khớp, dưỡng chất cho sụn khớp, tránh được tình trạng bao khớp hoặc màng hoạt dịch bị kẹt vào khe khớp.

Rách sụn chêm thường xảy ra khi đầu gối bị tác động mạnh, sụn rách và những mảnh nhỏ có thể bị kẹt trong khớp gối, khiến khớp bị thoái hóa nhanh.

Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Khi bị rách sụn chêm đều gối thường có những biểu hiện như: Đau nhức tại đầu gối, sưng viêm, khớp bị kẹt, có tiếng lục cục khi vận động khớp gối, khó khăn khi co duỗi và vận động khớp, đau nhức khi ấn vào…

Thông thường, người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường sau khi rách sụn chêm. Vài ngày sau đầu gối mới xuất hiện đau nhức, sưng, giảm tính linh hoạt. Đây là lúc bạn càn tới gặp gác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rách sụn chêm có nguy hiểm không ?

rach-sun-chem-khop-goi-2

Rách sụn chêm được chia thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: Rách sụn chêm ngoài, đây là vùng có nhiều mạch máu, có thể phục hồi bình thường nếu phát hiện sớm.

- Cấp độ 2: Rách sụn chêm trong độ 2, đây là vùng trung gian, số lượng mạch máu ít nên vẫn có khả năng hồi phục nhưng không tốt như độ 1.

- Cấp độ 3: Rách sụn chêm trong độ 3, do vùng này không có mạch máu nên vết rách không tự lành được, cần phẫu thuật để cắt bỏ phần bị thương tổn.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì rách sụn chêm có thể dẫn tới các vấn đề như: Đau nhức đầu gối dữ dội, nhất là khi đi lại, co duỗi chân; Teo cơ từ đầu đùi; Thoái hóa và hư khớp gối.

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm

Điều trị bảo tồn: Thường áp dụng cho rách độ 1 & 2. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chườm đá lạnh, nẹp đầu gối, vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống.

Phẫu thuật: Cắt bỏ sụn chêm, khâu sụn chêm, ghép sụn chêm.

Mong rằng với những Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rách sụn chêm đầu gối được Daiviet Sport chia sẻ trên đây các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về sụn chêm, có được cách xử lý phù hợp khi bộ phận này có dấu hiệu bị tổn thương !

Nguồn:  dụng cụ vật lý trị liệu phục hồi chức nănghttps://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html