Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng 27/04/2022 08:46

Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các khớp xương trong cơ thể, cố định cũng như bảo vệ cho các đầu khớp. Trong cơ con người, số lượng dây chằng lên tới hàng trăm, với hình thù và kích thước da dạng. Đặc điểm chung là chúng rất dễ bị tổn thương nên gặp tác động mạnh, thường gặp nhất là bị giãn quá mức. Giãn dây chằng là tình trạng bị kéo căng quá mức nhưng chưa đứt hoàn toàn, gây đau.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng

nguyen-nhan-gay-gian-day-chang

Các nguyên nhân gây giãn dây chằng thường gặp là: 

- Chấn thương khi tập luyện và chơi thể thể thao, nhất là các môn vận động mạnh, cường độ cao như: Chạy nước rút, bóng đá, bóng rổ, tennis, cử tạ; 

- Do tai nạn khi tham gia giao thông; 

- Tai nạn lao động, bê vác vật nặng; 

- Do tuổi tác khiến collagen trong dây chằng bị suy giảm cả về chất lượng cũng như số lượng; 

- Ngoài ra là do các bệnh lý liên quan đến thoái hóa, thoát vị…

Vị trí giãn dây chằng và dấu hiệu

vi-tri-gian-day-chang-o-dau-goi

Các vị trí hay bị giãn dây chằng là: Đầu gối, lưng, cổ tay và vai.

Đầu gối với các dây chằng chéo trước, chằng chéo sau, dây chằng bên trong và bên ngoài. Chấn thương do khớp gối thường xuyên vận động, đi, ngồi, đứng, chạy nhảy và chịu sức nặng của thoàn thân. Dấu hiệu khi bị giãn là: Đau dữ dội sau chấn thương; Khớp gối sưng to; Chân đau và đi khập khiễng; Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, nhất là lên – xuốn cầu thang.

Sau 2 – 3 tuần thì cơn đau giảm nhưng khớp gối lỏng lẻo, teo cơ tứ đầu đùi, khớp gối cứng. 

gian-day-chang-o-lung

Dây chằng ở lưng thường bị giãn khi vận động quá mức hoặc ngồi nhiều dẫn tới sai tư thế. Phụ nữ mang thai cũng có thể bị do trọng lượng thai nhi đè nén và kéo có thể có xu hướng đổ ra phía trước.

Giàn dây chằng ở lưng không chỉ gây đau, ảnh hưởng tới vận động mà còn có thể khiến người bệnh bị liệt. Cơn đau thường kèm theo co cứng tại khối cơ cạnh cột sống, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.

gian-day-chang-co-tay

Giàn dây chăng cổ tay thường kèm theo sưng tây, bầm tím ở vùng cổ tay. Đây là vùng cơ thể có cấu tạo phức tạp với nhiều xương nhỏ và dây chằng.

Khi có dấu hiệu bị giãn dây chằng các bạn nên tới bệnh viện để được khám và điều trị sớm. Tránh các biến chứng nặng như: Đứt hoàn toàn dây chằng, tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp.

Cách điều trị khi bị tổn thương dây chằng

phuong-phap-dieu-tri-gian-day-chang

Ngay sau khi bị giãn dây chằng thì người bệnh cần được sử dụng nẹp để cố định. Thời gian tùy theo mức độ chấn thương cụ thể.

Cố gắng nghỉ ngơi và hạn chế vận động.

Không sử dụng các loại cao và chướm nóng vì có thể khiến cho vùng bị chấn thương sưng to hơn và gây phù nề. Nên chườm lạnh trong 2 ngày đầu để làm dịu vết thương cũng như giảm đau.

Không tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, dân gian chưa qua kiểm chứng.

Nhìn chung người bệnh có thể tự phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng nếu bất động tốt. Trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Dây chằng bị đứt thì cần phải phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu. Đây là phương pháp hỗ trợ, không cần đến thuốc, mà sử dụng các yếu tố nhiệt, ánh sáng, điện từ trường, sóng âm để tạo ra các tác động cơ học như kéo giãn nén ép để giúp người bệnh giảm đau, đồng thời tăng cường vận động.

Các máy tập phục hồi chức năng cũng có thể được sử dụng để giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại cuộc sống và công việc thường nhật !
Nguồn: Xem thêm