Một tình trạng xảy ra phổ biến đối với người tập chạy bộ là các cơn đau bụng. Đau bụng khi chạy bộ xảy ra với bất kỳ ai, không kể tưổi tác hay giới tính, với bất cứ hình thức luyện tập nào (cho dù là chạy bộ ngoài trời hay sử dụng máy chạy bộ tại nhà). Mức độ cơn đau cũng như thời gian diễn ra khác nhau, tùy thuộc vào thể chất cũng như kinh nghiệm của người tập. Có thể nói tỷ lệ đau bụng khi chạy bộ là 100%, và hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết hẳn khi cơ thể được rèn luyện tốt.
Phải làm sao khi chạy bộ bị đau bụng?
Tuy nhiên, mức độ và tần suất bị đau bụng khi chạy bộ lại không giống nhau. Nhiều người chỉ bị 1,2 lần, nhiều người lại bị đau bụng thường xuyên hơn. Điều này dễ giải thích và cũng có thể giải quyết khá “gọn nhẹ”.
Về nguyên nhân gây đau thắt bụng khi luyện tập chạy bộ, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rõ ràng như sau:
- Do ăn uống quá no trước khi chạy bộ: Việc thức ăn, nước uống tồn tại trong dạ dày nhiều khi luyện tập sẽ gây bất lợi cho các cơ quan nội tạng khác. Các thức ăn, nước uống này khiến dạ dày căng ra, va chạm với các cơ quan nội tạng khác trong khi vận động sẽ dẫn đến đau bụng. Điều này vừa ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, vừa ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng khác. Do đó các bạn nên tránh ăn uống no trước khi bước vào luyện tập.
- Cường độ bài tập chạy không phù hợp: Cường độ tập quá cao sẽ làm cho nhịp thở của bạn tăng nhanh, khiến cơ hoành co thắt mạnh mẽ, đặc biệt với những trường hợp mới bước vào luyện tập đã tập mạnh sẽ càng khiến cơ hoành quá tải. Khi đó, mỗi nhịp thở của bạn sẽ đồng hành cùng cơn co thắt gây đau. Như vậy, để hạn chế cơn đau không đáng có, cường độ luyện tập nên được tang một cách từ từ thuận lợi với sức chịu đựng của cơ thể.
- Nhịp thở không phù hợp với yêu cầu cung cấp oxy: Quá trình vận động đòi hỏi lượng oxy phù hợp để đốt cháy calo tạo năng lượng cho sự vận động. Nhịp thở của bạn chậm, ngắn sẽ khiến cơ thể thiếu oxy, dễ dẫn đến cơ hoành và các dây chằng vùng ổ bụng bị kích thích gây đau. Do vậy bạn cần duy trì luyện tập nhịp thở phù hợp với nhu cầu cơ thể.
- Không chú ý khởi động kỹ: Việc khởi động giúp làm nóng cơ bắp và khiến cơ bắp làm quen với vận động. Những trường hợp khởi động không kỹ khiến cho cơ hoành bị kích thích đột ngột và quá tải cũng dẫn đến đau thắt. Để khắc phục, các bạn cần chú ý khởi động kỹ, đặc biệt ccs bài khởi động xoay hông và khởi động bụng rất hiệu quả giúp bạn giảm đau bụng khi chạy bộ.
- Kỹ thuật chạy không phù hợp cũng khiến xảy ra đau bụng: Việc vận động chạy khiến cho nội tạng bị va chạm cũng khiến đau. Do đó, cần thực hiện chuẩn mực các động tác kỹ thuật.
Lưu ý là khi xuất hiện tình trạng đau cơ bụng, các bạn nên chủ động giảm cường độ tập luyện, có thể giảm tốc độ hoặc chuyển sang bài tập đi bộ để cơ thể điều hòa trở lại hết đau rồi tiếp tục tập.
Một tính năng ưu việt khác nếu các bạn sử dụng máy chạy bộ tại nhà, là các máy chạy bộ điện hiện đại đều được trang bị cảm biến để ghi nhận các thống số: Tốc độ, độ dốc, quãng đường, thời gian, nhịp tim, lượng calo tiêu thụ… theo thời gian thực. Các bạn có thể theo dõi các thông số này trên bảng đồng hồ, từ đó điều chỉnh việc tập luyện cho hợp lý và khoa học hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về phải làm sao khi chạy bộ bị đau bụng? Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác liên quan đến cách chạy bộ, sử dụng máy chạy bộ tại nhà, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.